Friday, November 23, 2007

Những tỷ phú hào phóng nhất thế giới

- Có những tỷ phú say mê kiếm tiền như một nhu cầu cuộc sống, và phần lớn tài sản của họ được dùng vào mục đích từ thiện. Dẫn đầu danh sách những tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất là nhà đầu tư chứng khoán lão luyện Warren Buffett.
Tháng 6/2006, ông trùm giới đầu tư chứng khoán đã công bố kế hoạch chuyển 31 tỷ USD từ tài sản riêng vào Quỹ Bill & Melinda Gates, do ông chủ tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft sáng lập. Đây thực sự là một tin gây chấn động thế giới, cũng như cộng đồng các nhà hảo tâm, và có tác dụng lôi kéo, khuyến khích nhiều người tham gia công tác từ thiện.

Năm 2007, một tỷ phú khác - Jon Huntsman, Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn hoá chất Huntsman - cũng đã khiến thế giới phải sửng sốt khi tuyên bố dành 723 triệu USD cho hoạt động từ thiện, trong đó phần lớn là cho các hoạt động liên quan đến việc phòng chống và hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Lý do là mẹ, mẹ kế và bố ông đều qua đời do ung thư.

Mỗi người một lý do riêng, nhưng tất cả các nhà hảo tâm đều hướng đến mục đích duy nhất là hỗ trợ cộng đồng, vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Dưới đây là chân dung những tỷ phú hào phóng nhất thế giới, do tạp chí Business Week tổng hợp dựa trên số liệu của GuideStar, Chuyên san bác ái (The Chronicle of Philanthropy) , Trung tâm từ thiện của Đại học Indiana (Mỹ) và tạp chí BusinessWeek.

1. Warren Buffett
CEO của Tập đoàn tài chính Berkshire Hathaway
Số tiền đã hoặc cam kết thực hiện trong thời gian 2003-07: 40.650 triệu USDLĩnh vực: Y tế, giáo dục và nhân đạoTổng số tiền từ thiện cả đời (dự kiến)*: 40.780 triệu USDTổng tài sản ròng (hiện tại)**: 52.000 triệu USDTỷ lệ tiền từ thiện trên tổng tài sản: 78%

Warren Buffett hiện là người giàu thứ 3 thế giới, sau Bill Gates và Carlos Slim. Ông vừa bị tỷ phú truyền thông Mexico Carlos Slim chiếm vị trí số 2 trong năm nay.
2. Bill và Melinda Gates
Đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft
Số tiền đã hoặc cam kết thực hiện trong thời gian 2003-07: 3.519 triệu USDLĩnh vực từ thiện: Y tế, phát triển và giáo dụcTổng số tiền từ thiện cả đời (dự kiến)*: 28.144 triệu USDTổng tài sản ròng (hiện tại)**: 59.000 triệu USDTỷ lệ tiền từ thiện trên tổng tài sản: 48%
Đôi vợ chồng giàu có và hảo tâm này đã cùng nhau lập ra Quỹ Bill & Melinda Gates, tập trung vào các hoạt động xoá đói giảm nghèo và nghiên cứu tìm ra phương thuốc chữa bệnh AIDS. Đây là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, với ngân sách 31 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng gấp đôi sau khi nhận đủ số tiền ủng hộ của tỷ phú Warren Buffett.
3. George Kaiser
Chủ tịch Tập đoàn tài chính BOK
Số tiền đã hoặc cam kết thực hiện trong thời gian 2003-07: 2.271 triệu USDLĩnh vực từ thiện: Xoá đói giảm nghèo ở tiểu bang Oklahoma của MỹTổng số tiền từ thiện cả đời (dự kiến)*: 2.522 triệu USDTổng tài sản ròng (hiện tại)**: 11.000 triệu USDTỷ lệ tiền từ thiện trên tổng tài sản: 23%
Kaiser cho biết có thể ông sẽ dành toàn bộ tài sản cá nhân cho hoạt động từ thiện.
4. George Soros
Nhà đầu tư tài chính
Số tiền đã hoặc cam kết thực hiện trong thời gian 2003-07: 2.109 triệu USDLĩnh vực từ thiện: Các tổ chức xã hộiTổng số tiền từ thiện cả đời (dự kiến)*: 6.401 triệu USDTổng tài sản ròng (hiện tại)**: 8.800 triệu USDTỷ lệ tiền từ thiện trên tổng tài sản: 73%
Mỗi năm nhà đầu tư Soros đều ủng hộ trên dưới 400 triệu USD cho hoạt động từ thiện, thông qua các quỹ từ thiện của ông. Ngoài ra, năm 2005, ông đã ủng hộ 200 triệu USD cho Central European University, trường ông đã giúp thành lập vào năm 1991 tại thủ đô Budapest của Hungary. Ông là người gốc Do Thái, sinh ra ở Hungary , di cư sang Anh và thành danh ở Mỹ.
5. Gordon và Betty Moore
Đồng sáng lập ra Tập đoàn Intel
Số tiền đã hoặc cam kết thực hiện trong thời gian 2003-07: 2.067 triệu USDLĩnh vực từ thiện: Môi trường, khoa học, khu vực Vịnh San FranciscoTổng số tiền từ thiện cả đời (dự kiến)*: 7.404 triệu USDTổng tài sản ròng (hiện tại)**: 4.500 triệu USD Tỷ lệ tiền từ thiện trên tổng tài sản: 165%
Cặp vợ chồng tỷ phú này đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Năm 2001 họ đã ủng hộ 5 tỷ USD vào Quỹ Moore, chuyên tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường, đặc biệt là khu vực Vịnh San Francisco. Tỷ lệ phân bổ ngân sách của quỹ này như sau: khoảng 50% dành cho các chương trình bảo vệ nguồn lợi, 30% cho hoạt động nghiên cứu khoa học, và 20% cho các chương trình liên quan đến Vịnh San Francisco.