Lớp học tiếng Hàn tại Trung tâm Bảo trợ phụ nữ người nước ngoài tỉnh Incheon có 17 cô dâu, trong đó có 14 cô dâu Việt. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 23 tuổi, xinh xắn, nổi bật trong nhóm.
Tuyền qua đây được hơn một năm và đã là mẹ của một bé gái 9 tháng tuổi. Cô cho biết: "Chồng em 37 tuổi, làm công ở tiệm bánh ngọt. Em có người bạn lấy chồng Hàn qua trung tâm môi giới. Nó biết chồng em nên giới thiệu cho. Em đi học từ lúc mới qua nhưng sau đó nghỉ sinh em bé nên bây giờ lại đi học lại".Hằng ngày, Tuyền đưa con đến trung tâm. Con vào lớp trẻ cùng với khoảng 30 cháu là con các cô dâu khác. Hôm nào con không quậy, ít phải bế, Tuyền ở trung tâm học cả sáng lẫn chiều.
Ngoài học tiếng, các cô học cách lạy cha mẹ, cách nấu những món để cúng trong dịp lễ tết. Những người làm công việc tư vấn cho cô dâu Việt tại Hàn khuyên "nhập gia phải tuỳ tục nếu các cô dâu Việt muốn có cuộc sống yên ổn".
Chị Lưu Thị Mỹ Hà trở thành "cô dâu Việt" tại Hàn năm 1997. Chị là trường hợp khá đặc biệt vì mẹ chồng cũng là người Việt. Hiện nay, chị Hà là giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ nước ngoài tỉnh Incheon. Chị tâm sự: "Công việc này khiến mình như một người mẹ của các cô dâu Việt vì phải hỗ trợ họ mọi việc kể cả sinh đẻ, ốm đau. Hằng ngày phải dẫn các cô dâu mới đi đến những chỗ cần thiết như siêu thị, đi xe bus, tàu điện ngầm... để họ quen dần".
Năm ngoái, số phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Hàn Quốc là 9.812 người, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc.
Bất đồng ngôn ngữ
Chuyện bất đồng ngôn ngữ trong các gia đình có cô dâu Việt xảy ra thường xuyên. Mai Phương hiện là sinh viên ĐH Quốc gia Seoul, làm tư vấn thêm cho một công ty chuyên tư vấn cho các cô dâu Việt tại Seoul. Phương kể, hằng ngày phải nghe và nói những chuyện cười ra nước mắt, có cô gọi đến nhờ bảo với nhà chồng là "đừng bắt em lau nhà mệt lắm, em thích rửa bát hơn". Có cô dâu gọi điện đến khóc lóc "chị bảo chồng em đừng đánh em, đau lắm". Nhưng nhiều chuyện là do vợ chồng không hiểu nhau.
Nguyễn Thị Thuý, 27 tuổi, quê ở Vĩnh Long, mới theo người chồng 45 tuổi sang Incheon được 3 tháng. Cô tâm sự qua Hàn vì gia đình khó khăn quá. Thúy dự định sinh con xong vài tháng sẽ kiếm tiền gửi về. Mai Phương khuyên các cô gái đang định qua Hàn: "Nếu thực sự nghĩ đến chuyện kiếm tiền ở bên này thì đừng lấy chồng, mà sang đây đi làm".
Theo chị Hà nhận định, có hai nguyên nhân khiến nhiều cô sang đến nơi mới "bất ngờ", thất vọng. Đó là các trung tâm môi giới chỉ biết kiếm lợi nên không nói thật về hoàn cảnh xuất thân của người chồng. Thứ hai là các cô thấy bạn đi trước sướng thì cũng đi theo, nhưng không may rơi vào nhà chồng không có điều kiện."Đã lấy chồng rồi thì phải biết điều. Bên này người phụ nữ Hàn cũng phải biết sống làm đẹp chồng, đẹp lòng bố mẹ chồng. Lấy được lòng tin của họ rồi thì muốn gì họ cũng cho. Chứ mới lấy chồng đã nghĩ tới chuyện lấy tiền của người ta gửi về nhà mình thì có ngày họ gửi luôn cả người về", Mai Phương tổng kết.Hiện nay, Hàn Quốc có 38 trung tâm trợ giúp phụ nữ nước ngoài với mô hình như trung tâm ở Incheon. Năm 2008, Chính phủ Hàn Quốc dự định sẽ phát triển thành 80 trung tâm, được bố trí đến tận vùng nông thôn, để cô dâu nào cũng có thể được học tiếng Hàn, văn hoá Hàn, và được trợ giúp khi sinh nở. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, nhà thờ, các tập đoàn kinh tế cũng có những hỗ trợ, giúp đỡ khác nhau.
Tuyền qua đây được hơn một năm và đã là mẹ của một bé gái 9 tháng tuổi. Cô cho biết: "Chồng em 37 tuổi, làm công ở tiệm bánh ngọt. Em có người bạn lấy chồng Hàn qua trung tâm môi giới. Nó biết chồng em nên giới thiệu cho. Em đi học từ lúc mới qua nhưng sau đó nghỉ sinh em bé nên bây giờ lại đi học lại".Hằng ngày, Tuyền đưa con đến trung tâm. Con vào lớp trẻ cùng với khoảng 30 cháu là con các cô dâu khác. Hôm nào con không quậy, ít phải bế, Tuyền ở trung tâm học cả sáng lẫn chiều.
Ngoài học tiếng, các cô học cách lạy cha mẹ, cách nấu những món để cúng trong dịp lễ tết. Những người làm công việc tư vấn cho cô dâu Việt tại Hàn khuyên "nhập gia phải tuỳ tục nếu các cô dâu Việt muốn có cuộc sống yên ổn".
Chị Lưu Thị Mỹ Hà trở thành "cô dâu Việt" tại Hàn năm 1997. Chị là trường hợp khá đặc biệt vì mẹ chồng cũng là người Việt. Hiện nay, chị Hà là giáo viên của Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ nước ngoài tỉnh Incheon. Chị tâm sự: "Công việc này khiến mình như một người mẹ của các cô dâu Việt vì phải hỗ trợ họ mọi việc kể cả sinh đẻ, ốm đau. Hằng ngày phải dẫn các cô dâu mới đi đến những chỗ cần thiết như siêu thị, đi xe bus, tàu điện ngầm... để họ quen dần".
Năm ngoái, số phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Hàn Quốc là 9.812 người, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các cô dâu nước ngoài tại Hàn Quốc.
Bất đồng ngôn ngữ
Chuyện bất đồng ngôn ngữ trong các gia đình có cô dâu Việt xảy ra thường xuyên. Mai Phương hiện là sinh viên ĐH Quốc gia Seoul, làm tư vấn thêm cho một công ty chuyên tư vấn cho các cô dâu Việt tại Seoul. Phương kể, hằng ngày phải nghe và nói những chuyện cười ra nước mắt, có cô gọi đến nhờ bảo với nhà chồng là "đừng bắt em lau nhà mệt lắm, em thích rửa bát hơn". Có cô dâu gọi điện đến khóc lóc "chị bảo chồng em đừng đánh em, đau lắm". Nhưng nhiều chuyện là do vợ chồng không hiểu nhau.
Nguyễn Thị Thuý, 27 tuổi, quê ở Vĩnh Long, mới theo người chồng 45 tuổi sang Incheon được 3 tháng. Cô tâm sự qua Hàn vì gia đình khó khăn quá. Thúy dự định sinh con xong vài tháng sẽ kiếm tiền gửi về. Mai Phương khuyên các cô gái đang định qua Hàn: "Nếu thực sự nghĩ đến chuyện kiếm tiền ở bên này thì đừng lấy chồng, mà sang đây đi làm".
Theo chị Hà nhận định, có hai nguyên nhân khiến nhiều cô sang đến nơi mới "bất ngờ", thất vọng. Đó là các trung tâm môi giới chỉ biết kiếm lợi nên không nói thật về hoàn cảnh xuất thân của người chồng. Thứ hai là các cô thấy bạn đi trước sướng thì cũng đi theo, nhưng không may rơi vào nhà chồng không có điều kiện."Đã lấy chồng rồi thì phải biết điều. Bên này người phụ nữ Hàn cũng phải biết sống làm đẹp chồng, đẹp lòng bố mẹ chồng. Lấy được lòng tin của họ rồi thì muốn gì họ cũng cho. Chứ mới lấy chồng đã nghĩ tới chuyện lấy tiền của người ta gửi về nhà mình thì có ngày họ gửi luôn cả người về", Mai Phương tổng kết.Hiện nay, Hàn Quốc có 38 trung tâm trợ giúp phụ nữ nước ngoài với mô hình như trung tâm ở Incheon. Năm 2008, Chính phủ Hàn Quốc dự định sẽ phát triển thành 80 trung tâm, được bố trí đến tận vùng nông thôn, để cô dâu nào cũng có thể được học tiếng Hàn, văn hoá Hàn, và được trợ giúp khi sinh nở. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, nhà thờ, các tập đoàn kinh tế cũng có những hỗ trợ, giúp đỡ khác nhau.